Du học sinh Mỹ và việc làm thêm

Ở Mỹ, có đến hơn 78% sinh viên đi làm thêm khi còn đang học đại học. Hơn nữa, theo thống kê của một số nghiên cứu ở Mỹ gần đây, sinh viên vừa học vừa làm với thời gian khoảng 20h/tuần trở lại thường có kết quả học tập tốt hơn so với sinh viên không làm thêm. Sinh viên Việt Nam tại Mỹ không gặp quá nhiều vấn đề khó khăn trong việc xin việc so với sinh viên du học tại các quốc gia khác. Bởi thứ nhất, nền kinh tế Mỹ rất mạnh, do đó nhu cầu lao động ở Mỹ cũng rất cao. Thứ hai, vì bản chất đa chủng tộc của Mỹ cũng như vị trí dẫn đầu của Mỹ trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay mà Mỹ không những thường xuyên cần một nguồn lao động trình độ cao mà còn phải đa dạng và phong phú, và sinh viên nước ngoài du học ở Mỹ chính là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu này. Nói vậy không có nghĩa là sinh viên không hề gặp một trở ngại nào trong việc tìm việc. Muốn được các công ty tuyển và bảo lãnh về Visa, bạn phải học thật giỏi và rất năng nổ trong các hoạt động. Một số ngành nghề đang khá được ưa chuộng ở Mỹ và dễ xin Visa là: tài chính - ngân hàng, y tá, bác sĩ, và nghiên cứu hoặc trợ giảng ở các trường đại học.

Đối với việc đi làm thêm trong khi còn đi học, luật lao động cho các sinh viên quốc tế ở các trường đại học Mỹ chỉ cho phép sinh viên được làm thêm trong trường và tối đa là 20h/ tuần khi đang học – còn trong các kỳ nghỉ thì được phép làm toàn thời gian. Luật này áp dụng cho các sinh viên bậc Đại học cả ở năm thứ nhất và năm thứ hai.

Sinh viên quốc tế cũng có thể làm việc ở bên ngoài trường nếu có sự cho phép của viên chức đại diện trường hoặc đăng ký với Cục Di trú Mỹ. Luật pháp Mỹ cố ý hạn chế việc sinh viên nước ngoài đi làm ngoài trường đến mức tối đa. Sinh viên quốc tế mang Visa F1 và J1 không được quyền đi làm ngoài trường Đại học, trừ trường hợp bạn xin làm thực tập (pratical training – internship) hoặc có giấy phép đặc biệt. Do đó những bạn nào có ngân sách hạn hẹp và cần đi làm nhiều giờ để lo trang trải chi phí khi đang học thì rất cần lưu ý đến điều này, tránh không vi phạm pháp luật và khả năng bị ảnh hưởng đến việc xét Visa trong lần kế tiếp.

Việc làm thêm ở trong trường đại học hay ở các công ty bên ngoài thông thường đều được quảng cáo qua hiệp hội sinh viên. Nếu bạn thực sự cần phải có một công việc để trang trải chi phí cuộc sống thì bạn hãy đăng ký thật nhiều vị trí, từ việc bán hàng, làm ở quán bar, lau chùi nhà vệ sinh, rồi quản trị bởi tất cả những công việc này đều mang lại thu nhập và kinh nghiệm thực tế cho bạn. Các công ty quảng cáo thường tổ chức đêm sinh viên ở các câu lạc bộ hay quán bar và đăng tin tuyển dụng qua Facebook. Hãy tìm cách tham gia và gửi email cho họ. Các công ty này thường cần đến những việc tương đối nhẹ nhàng nhưng cũng có thêm thu nhập như phát tờ rơi, gửi thư quảng cáo….

Việc làm ở quán Bar là công việc phổ biến nhất cho sinh viên nhất là ở những thị trấn có đông giới trẻ hay sinh viên. Nếu có thể, bạn nên trải nghiệm việc này trước khi vào đại học, có thể chỉ một tháng hay lâu hơn thì càng tốt. Như vậy, sau này bạn sẽ có cơ hội được tuyển dụng hơn gấp 10 lần người khác.

Một số sinh viên thì thường lo ngại việc làm thêm nhiều giờ sẽ ảnh hưởng đến việc học, nhưng trên thực tế, sinh viên làm thêm không phải bỏ sức quá nhiều nên cũng không quá ảnh hưởng trừ khi bạn là sinh viên trường Y. Đa số sinh viên đều có đủ thời gian để vừa học vừa làm, nhất là khi bạn đã trao đổi và thống nhất với người thuê mình về thời gian làm việc. Và tuy rằng có việc làm thêm sẽ giúp bạn sử dụng thời gian một cách có ích hơn nhưng bạn cũng không nên dành quá 15-20h/ tuần để đi làm thêm vì nếu để bản thân luôn luôn phải lo lắng về chuyện tiền nong và phải dành quá nhiều thời gian để kiếm tiền thì bạn khó có thể tập trung học tốt được.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN USAVISA 

35 Mạc Đĩnh Chi, Lầu 1, Phường Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Viber/Whatsapp/Zalo/Facetime: 0937 988 471 

Điện thoại: 0909 32 77 18 - 0909 466 880 hoặc 08 6291 4079

 

Xem thêm:  Visa du hoc My | Visa du lich My | Visa ket hon My | Visa hon the My |Visa cong tac My | Dich vu khac