Cách tiết kiệm chi phí khi du học Mỹ

Bạn đã được nhận vào trường cao đẳng, đại học ở Mỹ. Bạn được cấp visa du học Mỹ. Xin chúc mừng bạn!

Thử nghĩ xem làm thế nào để bạn có đủ chi phí để sống được ở Mỹ? Bạn không đơn độc đâu. Chúng tôi với hàng tá cách sau đây sẽ giúp bạn trải nghiệm cuộc sống ở Mỹ mà không phải lo sợ về vấn đề tài chính một cách tốt nhất có thể.
1. Học phí

Để tiết kiệm học phí sau khi bạn bắt đầu cuộc sống ở giảng đường đại học, bạn hãy tìm hiểu mọi học bổng được trao cho các bạn sinh viên có điểm cao. Một số trường của tiểu bang trao loại học bổng này cho sinh viên quốc tế với một vài điều kiện kèm theo. Một số trường cho học bổng hoặc giảm tiền học phí cho sinh viên trong các chương trình đào tạo về văn hóa và kỹ năng lãnh đạo. Tất cả những điều trên sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng ngàn đô la – cho nên hãy tìm hiểu về các học bổng này nhé

Nhiều chương trình bậc đại học ở Mỹ cũng cấp tín chỉ cho các bạn đã hoàn thành các bài kiểm tra trình độ kiến thức cao đẳng. Một số kỳ thi như Advanced Placement diễn ra ở trường cấp ba, một số khác như College-Level Examination Program (CLEP) và DANTES Standardized Subject Tests (DSST) thì diễn ra khi bạn ghi danh vào trường.

Ở một số trường, học phí thấp hơn trong học kỳ hè so với các học kỳ khác. Bạn hãy tranh thủ thời gian này để tăng tín chỉ lên, điều này không những giúp bạn tiết kiệm được chi phí học tập nó còn giúp bạn rút ngắn thời gian học tập để lấy được tấm bằng đại học. Bạn cũng có thể đăng ký các lớp học mùa hè và ban đêm ở các trường cao đẳng cộng đồng hoặc các trường khác có học phí thấp hơn nếu trường của bạn chấp nhận các tín chỉ đó.

Phải biết rõ số lượng tối đa cho phép của các lớp học mà bạn đăng kí. Chạy nhanh trong các khóa học không tín chỉ tiếng anh để đăng kí các lớp có tín chỉ hoặc cố gắng đăng kí quá nhiều lớp cùng một lúc có thể gây bất lợi cho bạn. Nếu bạn phải học lại lớp đó, không những bạn nản chí  mà bạn còn tốn rất nhiều tiền cho lớp học đó.

2. Việc làm

Chính phủ Mỹ có quy định khắt khe và hạn chế đối với việc sinh viên quốc tế đi làm thêm. Bạn chỉ được làm việc trong giới hạn là 20 giờ một tuần trong lúc đi học và trong 9 tháng đầu tiên sau khi bạn nhập học bạn chỉ có thể làm thêm trong khuôn viên trường mà thôi.

Thậm chí sau khoảng thời gian đó, làm thêm ở ngoài khuôn viên trường cũng có những hạn chế và yêu cầu về mặt pháp luật khá phức tạp – và bạn nên thảo luận vấn đề này với bộ phận dịch vụ tư vấn cho sinh viên quốc tế. Hãy tìm hiểu xem liệu trường của bạn có chương trình hợp tác giáo dục hoặc có cung cấp thông tin về việc làm ngoài khuôn viên trường đối với ngành học của bạn hay không. Nhưng bạn nên nhớ rằng bạn không thể mong chờ rằng công việc này có thể giúp bạn chi trả mọi chi phí, nó chỉ có thể giúp bạn chi trả chi phí sinh hoạt hàng ngày thôi.

Bạn cần phải quản lý lịch làm việc cẩn thận để bạn có thể sử dụng quỹ thời gian tốt nhất cho công việc làm thêm này. Hãy xin làm những công việc giúp phát triển ngành nghề mà bạn chọn học. Những kinh nghiệm này sẽ giúp lý lịch khi xin việc của bạn tốt hơn và có thể giúp bạn vừa học vừa làm (ví dụ như làm các vị trí trong phòng thí nghiệm).

3. Chi phí ăn ở

Nơi ở chính là chi phí đắt đỏ thứ hai sau học phí. Sống ở ngoài trường đôi khi sẽ rẻ hơn và đôi khi thì lại đắt hơn. Nếu bạn là sinh viên năm nhất, điều tốt nhất là bạn nên ở trong ký túc xá của trường, không phải chỉ vì ở ký túc xá bạn được hỗ trợ đầy đủ để làm quen với môi trường học tập ở Mỹ mà là vì bạn chỉ có thể thuê căn hộ có chi phí hợp lý ở khu an toàn khi bạn có kiến thức về khu vực dân cư của địa phương. Tiền thuê phòng có thể sẽ rẻ hơn phí ký túc xá nhưng các chi phí điện nước, lò sưởi và mạng internet (thường thì mạng ở ký túc xá sẽ nhanh hơn), an ninh và chi phí đi lại sẽ làm cho chi phí sống ngoài trường đắt đỏ hơn.

Nhiều trường đại học có các loại nhà ở hợp tác hoặc căn hộ cho các sinh viên thích cuộc sống riêng tư ở ngoài trường hoặc cho các sinh viên có thành viên gia đình đi theo họ trong lúc học tập. Những du học sinh mới có thể xin vào sống ở những loại nhà này. Và hãy chắc rằng bạn xin càng sớm càng tốt vì thường nhu cầu về các loại nhà ở này rất cao.

Chi phí ăn uống ở các phòng ăn trong ký túc xá thường đắt hơn khi bạn tự nấu ăn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tự nấu ăn thường xuyên, các suất ăn ở ký túc xá sẽ có giá rẻ hơn (và nhiều dinh dưỡng hơn).

Một số cách để tiết kiệm chi phí ăn ở bao gồm:

  • Thuê nhà cùng với một số bạn khác để có thể chia tiền nhà với nhau. Tuy nhiên, bạn phải biết số lượng sinh viên và người nào bạn có thể vui vẻ sống cùng. Ngoài việc tuân theo luật nhà ở (quy định về số lượng người có thể thuê cùng trong một nhà), bạn cũng cần các khoảng không gian riêng để phục vụ cho việc học. Bạn cùng phòng, đặc biệt là những người có thói quen và ưu tiên khác với bạn, có thể sẽ làm cho việc sống của bạn ở đây trở nên căng thẳng.
  • Trở thành trợ lý quản lý ký túc xá của trường. (Việc này bao gồm giúp đỡ những học sinh khác làm quen với đời sống trong ký túc xá, giải quyết các vấn đề liên quan đến chỗ ở và dành cho sinh viên đã sống ở ký túc xá một vài năm rồi.)
  • Sống cùng người thân hoặc bạn bè của những người trong gia đình ở ngoài trường. Dĩ nhiên việc này chỉ đúng khi bạn may mắn có người thân hoặc bạn bè sẵn sàng cho bạn ở chung sống gần khu trường của bạn.
  • Ở với người bản xứ nếu loại hình nhà ở này có ở khuôn viên của trường. Đây không phải là loại hình nhà ở thường trú nhưng nó có thể giúp bạn sống chung và trải nghiệm cuộc sống khi ở cùng với gia đình người Mỹ miễn phí hoặc với chi phí rất rẻ. Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với gia đình chủ cho bạn ở cùng sẽ giúp bạn giảm chi phí dài hạn rất tốt. Các gia đình người bản xứ này có thể giúp bạn tìm chỗ ở trong suốt kỳ nghỉ, đưa bạn đi tới nha sĩ ở phía bên kia thị trấn hoặc cho bạn lời khuyên về những nơi tốt nhất để mua sắm.
  • Du học sinh ở một vài ký túc xá có thể làm việc ở sảnh ăn để đổi lại bạn có thể ăn bất cứ thứ gì của sảnh ăn mà không phải tốn tiền.

4. Các chi phí liên quan đến việc học

Mua lại sách cũ để học là một kỹ năng quản lý tài chính rất tốt. Điều quan trọng là bạn phải đến những hiệu sách thật sớm để có được giá tốt và giao kèo riêng với những du học sinh khác hoàn thành môn học mà bạn chuẩn bị học vào cuối mỗi học kỳ.

Bạn cũng có thể bán lại sách khi học xong, nhưng bạn phải nhớ giữ sách thẳng thóm để có thể bán lại với giá tốt nhất.

Sử dụng máy tính có sẵn trong trường sẽ tiết kiệm chi phí hơn việc mua máy tính mới, nhưng vào cuối mỗi kỳ, các phòng máy thường rất đông các bạn “nước đến chân mới nhảy”. Nếu bạn phụ thuộc vào máy tính của phòng máy, bạn phải có kỷ luật và đừng là người hay chờ đến cuối mới làm.

5. Chăm sóc sức khỏe

Trước khi bạn rời khỏi nhà, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng và mắt. Chi phí chăm sóc sức khỏe ở Mỹ thường đắt đỏ hơn ở Việt Nam.

Đọc lướt hợp đồng bảo hiểm là cách tiết kiệm tiền tệ nhất. Bảo hiểm rất đắt đỏ ở Mỹ, nhưng lại rất đáng để mua. Nó tốn tiền nhưng bạn sẽ càng tốn hơn nếu ngã bệnh hay bị thương mà không có phần tiền đền bù từ bảo hiểm.

6. Chi phí đi lại

Hãy cố gắng giảm thiểu chi phí đi lại bằng cách sống ở gần trường hoặc ở nơi mà mọi dịch vụ bạn cần đều có sẵn. Đừng mua xe hơi nếu như nó không thực sự cần thiết đối với nơi bạn sinh sống. Hãy nhớ rằng việc mua xe chỉ là chi phí ban đầu – bảo hiểm và sửa chữa xe sẽ đẩy chi phí lên cao hơn nữa. Nếu bạn cần mua xe, hãy học lớp bảo trì và sửa chữa ở trường cao đẳng cộng đồng để giảm chi phí sửa chữa. Hãy nghe lời khuyên từ những người thạo về máy móc để bạn không bị tính phí quá cao bởi những người thợ sửa không có đạo đức.

7. Quần áo và các chi phí phát sinh khác

Quần áo mùa đông sẽ là chi phí khá lớn cho các sinh viên đến từ các nước trong khu vực nhiệt đới. Hãy tham khảo ý kiến từ các bạn sinh viên có kinh nghiệm về việc mua áo khoát mùa đông thế nào, làm sao để mặc các áo có nhiều lớp, loại vải nào giữ nhiệt hiệu quả nhất và loại giày nào bảo vệ chân khỏi tuyết và đá tốt nhất. Khi ở ký túc xá, hãy cố gắng làm quen với những người biết về cộng đồng nơi bạn sinh sống – họ có thể sẽ tư vấn giúp bạn nơi nào tốt nhất để mua sắm.
Hãy mua những vật phẩm cần thiết trước khi mua các vật yêu thích và giải trí. Nhiều thư viện công cộng cho thuê phim mà không lấy tiền. Hãy đọc tạp chí ở thư viện thay vì mua chúng. Tham gia các hoạt động vui chơi tốn ít hoặc không tốn tiền như các buổi hòa nhạc miễn phí ở ký túc xá hoặc ở trong khu vực cộng đồng, các bộ phim chiếu miễn phí hoặc các buổi dã ngoại ở khu vực công viên và rừng gần trường.

Sau đây là những cách khác để tiết kiệm chi phí

  • Bạn có thể sử dụng email, tin nhắn hoặc viết thư về nhà. Nếu bạn cần gọi điện, hãy dùng Skype, Viber hoặc các dịch vụ điện thoại rẻ bằng internet.
  • Hãy xem nên mang theo những vật dụng gì từ nhà hơn là mua ở Mỹ. Tỉm hiểu kỹ những vật dụng căn bản nhưng có giá đắt đỏ ở Mỹ (hoặc khó kiếm được ở Mỹ).
  • Hãy mua sắm ở các cửa hàng giảm giá hoặc hàng loại hai. Hãy tìm hiểu các nhà xe, sân bãi hoặc các nơi buôn bán có giá hời.
  • Mua các vật dụng bình dân chứ đừng mua các vật phẩm có thương hiệu. 
  • Khi ra ngoài với bạn bè, chỉ mang theo một ít tiền và để thẻ tín dụng lại ở nhà.
  • Suy nghĩ dài hạn. Tránh các loại thẻ tín dụng và các khoản vay có lãi suất cao. 

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN USAVISA 

35 Mạc Đĩnh Chi, Lầu 1, Phường Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Viber/Whatsapp/Zalo/Facetime: 0937 988 471 

Điện thoại: 0909 32 77 18 - 0909 466 880 hoặc 08 6291 4079
Xem thêm:  Visa du hoc My | Visa du lich My | Visa ket hon My | Visa hon the My |Visa cong tac My | Dich vu khac